Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của websiteviet.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "websiteviet". (Ví dụ: mẫu web sản phẩm mật ong websiteviet). Tìm kiếm ngay
1038 lượt xem

Một số lưu ý khi tổ chức lễ cưới trong Nhà Thờ

Một số lưu ý khi tổ chức lễ cưới trong Nhà Thờ không hoàn toàn dễ dàng mà cần đôi uyên ương hoàn thành những nghi lễ bắt buộc, trong đó cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo. Nhưng nếu chỉ 1 trong 2 thì có đạo thì chỉ được làm 1 buổi lễ nhỏ gọi là “phép chuẩn” không đầy đủ nghi thức như lễ cưới chính thống. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Nội Dung Bài Viết

Không phải cô dâu chú rể nào cũng biết, điều kiện bắt buộc khi muốn làm lễ kết hôn trong nhà thờ, đó là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo. Bên cạnh đó, đôi uyên ương sẽ phải cùng theo học một khóa học giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức, thời gian có thể khoảng 3 tháng hoặc 6 tháng, tùy theo từng nhà thờ.

Tuy nhiên, nếu 1 trong 2 người cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ cưới chỉ có thể diễn ra trong khuôn khổ nhỏ gọn, nhanh chóng được gọi là “phép chuẩn”. Việc kết hôn sẽ diễn ra dưới sự làm chứng của vài người, không đầy đủ như Thánh lễ hôn phối chính thống.

Nhưng để mọi thứ được tổ chức trong nhà thờ, trước đó, cặp đôi phải đăng ký kết hôn theo dân sự tại phường, xã. Như vậy mới đủ điều kiện tổ chức cưới tại nhà thờ.

Không phải cô dâu chú rể muốn tổ chức lễ cưới ở bất cứ nhà nào cũng được, mà phải làm lễ ở nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống. Hầu hế, các đôi uyên ương chọn tổ chức cưới ở nhà thờ tại giáo xứ của cô dâu. Tuy nhiên, nếu muốn làm lễ cưới ở nhà thờ khác, phải có giấy ủy quyền của cha xứ tại giáo xứ của uyên ương gửi tới cha xứ của nhà thờ muốn tổ chức cưới.

Uyên ương tới gặp cha xứ, trình bày nguyện vọng tổ chức cưới. Sau đó cha xứ sẽ làm tờ khai hôn phối cho hai người để biết hai người có theo đạo hay không.

Cha xứ giúp uyên ương học giáo lý.

Khi cặp đôi đã hoàn thành khóa học và quyết tâm tiến tới hôn nhân, cha xứ sẽ làm lời rao hôn phối, rao trong ba ngày chủ nhật ở giáo xứ cả hai bên cô dâu và chú rể. Đây là nghi thức thông báo cho mọi người biết, chia vui, đồng thời nếu có ngăn trở hay có ý kiến phản đối, cha xứ sẽ xem xét.

Cuối cùng, cha xứ sẽ quyết định ngày cử hành hôn lễ.

Lễ cưới sẽ diễn ra tại nhà thờ với người làm chứng (gồm 2 người, 1 người nam và 1 người nữ đại diện làm chứng cho cô dâu và chú rể), người chứng hôn (thường cha xứ đảm nhận nhiệm vụ này):

Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những tham khảo hữu ích. Cử hành hôn lễ trong nhà thờ, dưới sự chứng giám của cha xứ và người thân sẽ khiến đôi uyên ương hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình. Chúc bạn luôn hạnh phúc!

Thông báo chính thức: Giadinh360 (thuộc WebsiteViet) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebookzalo chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *